Vẻ đẹp “những cánh buồm Đông Dương” dưới góc nhìn văn hoá lịch sử

Nếu trên thế gian này có một nơi để thuyền buồm cổ xưa đẹp như trong tranh trú đậu và hồi sinh lại trong muôn vẻ đa dạng thì chính là Biển Đông, và cụ thể là ngay chính vịnh Hạ Long – Lan Hạ này, chúng ta có thể thấy thuyền buồm với đủ mọi sắc màu.

Đối với chúng tôi, và với mọi người dân Việt, những con thuyền với cánh buồm nâu căng gió băng băng trên đầu sóng ngọn gió ra khơi tượng trưng cho mọi sự hanh thông, tốt đẹp, vẫn luôn được coi là hình ảnh đẹp thể hiện cho ý chí của con người với khát khao lớn lao, luôn muốn chinh phục biển cả, chinh phục thành công.

Hình ảnh thuyền buồm đã xuất hiện từ thời xa xưa, rất lâu trước đây. Người ta đã chứng minh được rằng, bè có trang bị buồm là phương tiện viễn duyên đầu tiên của nhân loại. Nhiều nghiên cứu có giá trị về hàng hải thế giới cho thấy, các chuyến vượt biển đường dài bằng ghe-thuyền buồm của cư dân Việt cổ đã được thực hiện từ khoảng năm 4.000-3.000 TCN. Một ví dụ cụ thể là khi phân tích các biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn, một tài liệu vật thể vô giá, đã cho thấy cách nay trên 2.000 năm, người Việt đã đóng được những chiếc thuyền buồm có thể vượt qua Thái Bình Dương đến tận châu Mỹ. Đồng thời, kỹ thuật chạy buồm Á Đông, mà trung tâm là của cư dân Việt sống ở vùng duyên hải, đã ảnh hưởng sang phương Tây, ngược với ngộ nhận từ trước tới nay. Điều này chứng tỏ người Việt cổ đã là những nhà sáng chế thiên tài.

Biểu tượng thuyền buồm trên Trống đồng Đông Sơn. (Nguồn: Internet)

Trong khoảng 1.000 năm dưới thời Bắc thuộc có lẽ là khoảng thời gian tổ tiên người Việt thực hiện nhiều nhất các chuyến viễn dương bằng mảng-ghe-thuyền buồm. Chính sử Trung Hoa đã phải ghi nhận: Vào thế kỷ thứ 3, tàu thuyền ở Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam đã rất tiến bộ, chở được tới 700 người và 260 tấn hàng hoá, mang 4 buồm không đặt thẳng một hàng dọc nên đón được nhiều gió từ nhưng hướng khác nhau.

Dưới sự đàn áp khốc liệt của các thế lực phong kiến hà khắc phương Bắc, rất nhiều người Việt đã phải rời bỏ quê hương di cư lên vùng Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Đại Dương và Nam Á. Sau khi đất nước giành lại độc lập chính thức bằng trận thủy chiến ghe-thuyền buồm trên dòng sông Bạch Đằng năm 938, người Việt không còn viễn dương nhiều như trước. Điều này lý giải cho sự đứt quãng về ảnh hưởng Á Đông đối với văn hoá bản địa Mỹ châu kể từ năm 1.000 sau công nguyên. Về mặt hàng hải và lịch sử thuyền buồm, 1.000 năm là quá đủ cho sự phổ biến và truyền bá những đặc điểm ưu việt về kỹ thuật đóng, sử dụng tàu thuyền buồm và kỹ năng đi biển của người Việt ra thế giới.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. (Nguồn: Internet)

Đến thế kỷ 19, khi tàu buồm đạt đến đỉnh cao trong tư cách phương tiện chiến tranh và thương mại trên biển, chính người phương Tây đã phải thán phục trước khả năng sử dụng thuyền buồm của người Việt: Họ lèo lái những con thuyền bé nhỏ với cách thức vượt sóng lượn gió hết sức tài tình. Tài ba của họ không thua kém bất cứ thủy thủ đoàn hạng nhất nào của toàn châu Âu. Riêng cách vận hành thanh lèo trong tương tác với các cánh buồm đã được người Việt hoàn thiện nhiều thế kỷ trước, trong khi ở châu Âu chỉ một vài nơi mới biết đến và van dụng trên các du thuyền. Với sự hiểu biết về hướng đi phức tạp của gió, các dòng hải lưu, các thao tác khôn ngoan để tránh bão xoáy, cha ông ta điều khiển những chiếc thuyền nhỏ, không chiếc nào vượt quá 50 tấn, họ có thể đè bẹp cả sóng gió Biển Đông vào giữa mùa bão tố, điều mà các thương thuyền to lớn của châu Âu không dám thử.

Tranh vẽ thuyền buồm xưa. (Nguồn: Internet)

Cứ như vậy, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hình ảnh cánh buồm đã cùng cha ông ta trải qua bao cuộc chinh chiến giành độc lập nước nhà, là một trong những hình ảnh gây ấn tượng với người nước ngoài đến Việt Nam từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Dù cho qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian, với sự phát triển của kỹ thuật, các con thuyền cũng ngày được cải tiến, hoàn thiện và chắc chắn hơn, thì hình ảnh cánh buồm vẫn giữ vẹn nguyên giá trị lịch sử của nó. 

Vịnh Hạ Long ngày xưa. (Nguồn: Internet)

Vịnh Hạ Long ngày nay.

Với phương châm “Tôn vinh giá trị truyền thống”, tập đoàn Pelican chúng tôi đã thiết kế những con thuyền rẽ sóng với cánh buồm lộng gió, nhằm đánh thức và gìn giữ di sản thuyền cánh dơi vịnh Bắc Bộ, để lịch sử và đương đại luôn luôn song hành. Chúng tôi mong muốn nét văn hoá này sẽ luôn đi tiếp với tinh thần sáng tạo, ý chí mở đường cùng ký ức giàu có với hàng trăm di tích, lễ hội của một vùng cửa sông ven biển.